Bạn đã biết có các hạng bằng lái xe ô tô nào tại Việt Nam? và chọn chúng như thế nào cho hợp với bạn? Bài viết trong chuyên mục hỏi đáp chia sẻ dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu tường tận tất cả những câu hỏi đó. Hãy cùng đồng hành với chúng tôi trong các bài viết tiếp theo để nhận được nhiều thông tin thú vị khác nhé.
Tổng hợp các hạng bằng lái xe ô tô tại Việt Nam
Hiện nay có rất nhiều các hạng bằng lái xe ô tô mà bạn có thể học miễn là bạn đủ các điều kiện tham gia thi sát hạch lấy bằng lái xe. Việc biết về các hạng bằng lái xe ô tô tại Việt Nam là cơ sở để bạn chọn lựa những bằng lái xe phù hợp nhất với mình và thật sự tiết kiệm. Sau đây chúng tôi sẽ điểm qua tên cũng như chức năng của những bằng lái xe ô tô đang phổ biến nhất.
1. Bằng lái xe ô tô hạng B1
Bằng lái xe ô tô hạng B1 có 2 loại là bằng lái xe số tự động hạng B11 và bằng lái xe hạng B12. Đây là loại bằng lái xe dành cho người điều khiển xe số tự động và xe số sàn không hành nghề lái xe. Cụ thể là người có bằng lái xe ô tô số tự động B11 được điều khiển các loại xe:
- Ô tô tự động có 9 chỗ ngồi kể cả chỗ ngồi của người lái
- Các loại xe tải, ô tô chuyên dùng số tự động có tải trong không quá 3.5 tấn
- Các loại ô tô thiết kế cho người khuyết tật.
Bằng lái xe B1 số tự động (B11) được coi là loại bằng có “quyền” thấp nhất trong các hạng bằng lái xe ô tô đang hiện hành.
Điều kiện học bằng lái xe B1:
+ Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe học lái xe theo qui định
+ Công dân nước ngoài: Từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe học lái xe theo qui định, có visa còn thời hạn trên 06 tháng, có chứng chỉ tiếng việt, có xác nhận của cơ quan công tác.
Thời hạn cấp bằng lái xe B1:
Bằng lái xe B1 có thời hạn cấp đến khi Nữ 55 tuổi và Nam 60 tuổi, sau đó mỗi lần gia hạn được 10 năm.
2. Bằng lái xe ô tô hạng B2
Bằng lái xe ô tô hạng B2 cho phép người sở hữu bằng lái điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 đồng thời cho người lái xe ô tô từ 4 – 9 chỗ, các loại ô tô chuyên dụng có trọng tải dưới 3.5 tấn.
Bằng lái xe ô tô hạng B2 là loại bằng được học và thi nhiều nhất hiện nay, bởi bằng lái xe B2 được phép lái cả xe số sàn và xe số tự động, được phép kinh doanh vận tải.
Điều kiện học lái xe ô tô hạng B2: Giống như đối với hạng B1 chỉ cần từ 18 tuổi trở lên và có đủ sức khỏe học lái xe.
Thời hạn bằng lái xe B2 là 10 năm kể từ ngày cấp, mỗi lần gia hạn được 10 năm.
3. Bằng lái xe ô tô hạng C
Bằng lái xe ô tô hạng C cho phép được lái xe ô tô từ 4 đến 9 chỗ ngồi, các loại xe chuyên dụng thiết kế đặc biệt có tải trọng trên 3.5 tấn và được phép lái tất cả các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Điều kiện học lái xe bằng C (học từ đầu): Độ tuổi từ 21 tuổi trở lên và có đủ sức khỏe học lái xe theo qui định
Điều kiện nâng hạng từ hạng B2 lên C: Thời gian hành nghề B2 từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
Bằng lái xe ô tô hạng C có thời hạn cấp là 05 năm kể từ ngày cấp. Mỗi lần gia hạn được 05 năm.
4. Bằng lái xe ô tô hạng D
Người có bằng lái xe ô tô hạng D có thể lái ô tô có từ 10 đến 30 chỗ ngồi, các loại xe quy định ở giấy phép lái xe hạng B1, B2, C.
Điều kiện nâng hạng từ hạng B2 lên D: Thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên, có bằng tốt nghiệp THCS (cấp 2) trở lên.
Điều kiện nâng hạng từ C lên D: Thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên. Có bằng tốt nghiệp THCS (cấp 2) trở lên.
Bằng lái xe ô tô hạng D có thời hạn cấp là 05 năm kể từ ngày cấp. Mỗi lần gia hạn được 05 năm.
5. Bằng lái xe ô tô hạng E
Bằng lái xe ô tô hạng E quy định người có bằng lái có thể chở xe ô tô có từ 30 chỗ ngồi trở lên, các loại xe ô tô được quy định cho lái ở giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D.
Điều kiện nâng hạng từ hạng C lên E: Thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên, có bằng tốt nghiệp THCS (cấp 2) trở lên.
Điều kiện nâng hạng từ D lên E: Thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên. Có bằng tốt nghiệp THCS (cấp 2) trở lên.
Bằng lái xe ô tô hạng E có thời hạn cấp là 05 năm kể từ ngày cấp. Mỗi lần gia hạn được 05 năm.
6. Bằng lái xe ô tô hạng F
Bằng lái xe ô tô hạng F là bằng lái cho phép người có bằng lái các loại xe ô tô quy định ở giấy phép lái xe hạng B, C, D, E đặc biệt ô tô này có thể kéo thêm máy rơ có tải trọng từ 750kg trở lên. Có thể chia ra như sau:
- Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
- Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
- Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
- Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
Bằng lái xe ô tô hạng FB2, FC, FD, FE có thời hạn cấp là 05 năm kể từ ngày cấp. Mỗi lần gia hạn được 05 năm.
Điều kiện nâng hạng FB2, FC, FD, FE:
Các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: Thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
Chọn loại học và thi bằng lái xe ô tô nào?
Việc chọn một trong học bằng lái xe ô tô hạng nào phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu, mục đích lái xe và bạn phải đủ điều kiện để học và thi hạng bằng lái xe đó.
Hãy cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn và phù hợp với mục đích và điều kiện của mình. Hãy gọi cho chúng tôi ngay để được tư vấn và đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất!
Xem ngay: Các hạng bằng lái xe và phân hạng bằng lái xe Việt Nam 2022